NHỮNG PHIM TÀI LIỆU VỀ HỘI HỌA BẠN NÊN XEM.

Những góc nhìn chân thật, thú vị. Bao góc khuất được làm sáng tỏ, những câu chuyện ly kỳ luôn là “mùi vị” mà phim tài liệu mang tới cho bạn ở bất cứ khía cạnh và chủ đề nào trong cuộc sống. Với phim tài liệu về nghệ thuật, ngoài chức năng việc miêu tả hiện thực một cách khách quan, trung thực, còn chú trọng khai thác chất thơ với những ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ… nhằm tác động tới cảm xúc thẩm mĩ của khán giả, khiến họ cùng vui, buồn, hờn, giận… với những hình ảnh trong phim. 

Annam Gallery xin được tổng hợp và chia sẻ tới các bạn 5 bộ phim tài liệu với chủ đề về hội họa được cho là hay nhất theo từng năm 2009-2013-2014-2016-2020 với những góc nhìn chân thực về hội họa.

Như để tiếp nối với series NHỮNG BỘ PHIM ĐIỆN ẢNH VỀ HỘI HỌA BẠN NÊN XEM (2013-2014-2015)

1. CHINA’S VAN GOGH (2016).

Đạo diễn: Yu Haibo, Kiki Tianqi Yu

Diễn viên: Zhao Xiaoyong, Yongjiu Zhou

Là bộ phim tài liệu được thực hiện bởi hai cha con đạo diễn người Trung Quốc – Dư Hải Ba và Dư Thiên Kỳ. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của Triệu Tiểu Dũng, một thợ chép tranh tại làng tranh sơn dầu Đại Phấn, Thẩm Quyến, Quảng Đông.

Trong hơn 20 năm, xưởng chép tranh của Triệu đã chép gần 100.000 bản tranh của danh hoạ Vincent van Gogh. Có tháng xưởng của anh chép từ 700 đến 800 tranh của Van Gogh. Đa số tranh của Triệu được bán khắp nơi trên thế giới. Trong đó có cả Hà Lan, là quê hương của danh hoạ Van Gogh.

Xưởng vẽ của anh Triệu chỉ là một trong nhiều cơ sở tranh chép khác trong vùng. Năm 1998, từ một phòng tranh với 20 nhân công, hiện nay làng Đại Phấn có đến 10000 hoạ sĩ. Ngành công nghiệp này hàng năm trị giá lên đến 650 triệu USD. “Làng nghề” này thậm chí còn được nhận xét và đánh giá trên trang Tripadvisor.

Nhiều hoạ sĩ tại đây, trong đó có Triệu không còn coi vẽ chỉ là công việc kiếm tiền. Anh cho rằng không tận mắt thấy được tác phẩm từ chính Van Gogh thì công việc vẫn thiếu đi một khía cạnh nghệ thuật nào đó. Hai cha con đạo diễn họ Dư, dù ban đầu còn chút nghi ngờ về dự định theo đuổi ước mơ của Triệu, vẫn bỏ ra nhiều tháng để quay phim tài liệu về anh.

Theo chân đạo diễn, người xem đi sâu vào cuộc sống của Triệu cũng như những thợ vẽ khác trong “làng nghề” này. Phim đã ghi nhận lại những tâm tư tình cảm của Triệu và gia đình, bạn bè. Không dừng lại ở đó, đạo diễn còn mô tả sâu vào nội tâm của Triệu và giấc mơ của anh về việc được một lần sang Hà Lan thăm bảo tàng Van Gogh, một lần được nhìn thấy bản gốc của những bức tranh mà anh đã sao chép trong suốt 20 năm. Phim nhẹ nhàng đưa người xem đi qua nhiều thang bậc cảm xúc , từ đôi lúc vui vẻ hài hước đến diễn biến phức tạp như chính tâm lý và cảm xúc của nhân vật Triệu.

Mỗi cảnh trong film đều có góc quay mang tính báo chí Documentary rất đẹp. Bạn có thể cảm nhận được cuộc sống sinh hoạt thực của người lao động giữa những bức tranh của Van Gogh, Monet hay DaVinci.

2. NATIONAL GALLERY (2014)

Đạo diễnFrederick Wiseman

Quay phim: John Davey

Các nhà sản xuất: Frederick Wiseman, Pierre-Olivier Bardet.

Một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới với bộ sưu tập tuyệt đẹp các loại vải của Da Vinci, Rembrandt, Turner và những họa sĩ khác. 

Bộ phim mở đầu bằng một loạt cảnh quay về các bức tranh được treo trong bảo tàng nghệ thuật London. Không gian trong khung hình là nơi trưng bày những bức tranh có niên đại từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 19.

Xuyên suốt bộ phim, Wiseman đưa người xem đi qua tất cả các hoạt động được diễn ra trong không gian huy hoàng và tráng lệ của bảo tàng, ghi lại các cuộc họp hành chính, bảo tồn, phục hồi và các chức năng giáo dục của Thư viện Quốc gia. Và tất cả đều được quay lén mà không hề biết.

3. THE ART OF THE STEAL (2009)

Đạo diễn: Don Argott

Nhà sản xuất: Sheena M. Joyce

Bộ phim tài liệu kể câu chuyện về cuộc đấu tranh để kiểm soát Quỹ Barnes.

Albert C. Barnes, người sáng lập Quỹ Barnes ở Merion, để lại khế ước ủy thác cấm bán các tác phẩm từ bộ sưu tập của mình.

Bộ phim tài liệu kể câu chuyện về cuộc đấu tranh để kiểm soát Quỹ Barnes, một trong quỹ có bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại và ấn tượng nhất thế giới, trị giá khoảng 25 tỷ USD. Các chính trị gia đã tranh cãi việc bán và di chuyển bộ sưu tập từ Merion, Pennsylvania đến Tòa nhà trung tâm thành phố Philadelphia , trái với ý chí và di chúc của người sáng lập, Albert C. Barnes.

Quỹ Barnes nổi tiếng ở Pennsylvania với bộ sưu tập các tác phẩm thuộc trường phái Ấn tượng bao gồm 181 bức tranh của Auguste Renoir, 69 bức tranh của Paul Cézanne, 59 bức tranh của Henri Matisse và 46 bức tranh của Pablo Picasso.

4. MADE YOU LOOK: A TRUE STORY ABOUT FAKE ART (2020).

Tựa tiếng Việt trên Netflix: “Bạn đã bị lừa: Câu chuyện thật về thế giới tranh giả

Đạo diễn: Barry Avrich (người đứng đằng sau rất nhiều tác phẩm tài liệu tạo được tiếng vang lớn như: Blurred Lines: Inside The Art World (2017), Prosecuting Evil (2018),…)

Khi nhà giàu cũng phải học cách tiêu tiền.

Người đời thường có câu “Đừng dạy nhà giàu cách tiêu tiền” tôi nghĩ với nghệ thuật đó là một khía cạnh khách hoàn toàn. Không những phải học và còn phải trả “học phí” rất đắt là đằng khác. Vụ án liên quan đến các tên tuổi lớn như Pierre Lagrange, vợ chồng De Sole (chủ tịch Tom Ford Int), những người đã bỏ hàng triệu đô la Mỹ để rước về những bức tranh mà họ nghĩ là đồ “xịn” của Rothko và Pollocks.

Made you look: A True Story about Fake Art  là một bộ phim tài liệu cực kì hấp dẫn và sống động về thế giới nghệ thuật vốn đã xa lạ, bộ phim thu hút người xem ở hai điều: Ai đã có thể tạo ra những bức tranh giả trông đáng kinh ngạc như thế? Và thậm chí sau đó, làm thế nào mà tất cả các chuyên gia lại có thể bị lừa? “

Phim xoay quanh vụ bê bối nghệ thuật lớn nhất lịch sử Hoa Kì của phòng tranh nổi tiếng Knoedler, khi họ đã bán hơn 80 triệu đô từ các bức tranh giả của những họa sĩ nổi tiếng như Jackson PollockMark Rothko,… trong suốt 20 năm.

Made You Look (2020) tập trung phỏng vấn các nhân vật liên quan trực tiếp đến vụ án, quan trọng nhất là Ann Freedman (giám đốc phòng tranh nổi tiếng Knoedle), để bà kể về sự việc từ điểm nhìn của mình. Tiếp theo là những gương mặt có chuyên môn trong ngành nghệ thuật như chuyên gia thẩm định chất liệu, đại diện từ các tổ chức nghệ thuật, cũng như nhà báo, luật sư và sự xuất hiện đầy giải trí của vợ chồng De Sole – nạn nhân của cú lừa Rothko trị giá 8 triệu rưỡi Mỹ kim.

Phim có kịch bản tương đối gãy gọn cùng khâu biên tập kịch tính. Với một vụ việc phức tạp, thậm chí mang tính “ông nói này bà nói nọ” này, phim đã cầm nhịp khá vững khiến nó không bị rối hoặc lê thê mà vừa gây cấn vừa buồn cười, cũng bởi chính câu chuyện mà người trong cuộc kể lại đã “mặn” sẵn nữa. Một điều cần bạn chú ý là hãy tỉnh táo với câu chuyện của Ann Freedman.

Made You Look (2020) tập trung phỏng vấn các nhân vật liên quan trực tiếp đến vụ án, quan trọng nhất là Ann Freedman (giám đốc phòng tranh nổi tiếng Knoedle), để bà kể về sự việc từ điểm nhìn của mình. Tiếp theo là những gương mặt có chuyên môn trong ngành nghệ thuật như chuyên gia thẩm định chất liệu, đại diện từ các tổ chức nghệ thuật, cũng như nhà báo, luật sư và sự xuất hiện đầy giải trí của vợ chồng De Sole – nạn nhân của cú lừa Rothko trị giá 8 triệu rưỡi Mỹ kim.

Phim có kịch bản tương đối gãy gọn cùng khâu biên tập kịch tính. Với một vụ việc phức tạp, thậm chí mang tính “ông nói này bà nói nọ” này, phim đã cầm nhịp khá vững khiến nó không bị rối hoặc lê thê mà vừa gây cấn vừa buồn cười, cũng bởi chính câu chuyện mà người trong cuộc kể lại đã “mặn” sẵn nữa. Một điều cần bạn chú ý là hãy tỉnh táo với câu chuyện của Ann Freedman.

Những nhân vật trực tiếp trao đổi mua bán tranh giả với nhau: Ann Freedman, Glarifa Rosales, Pei-Shen Qian, José Carlos Bergantiños Díaz (bạn trai Rosales)

Điều khiến Made You Look hấp dẫn không chỉ là điều tra về vụ án tranh giả mà còn đào sâu vào tâm lý của những người trong cuộc. Làm thế nào họ có thể chấp nhận một thứ đáng ngờ như vậy? Cả những người mua sành sỏi như De Sole mà lại dễ dàng bỏ hàng đống tiền cho thứ không có nguồn gốc? Mà ý là bản thân ông đã sưu tầm rất nhiều tranh. Tại sao người ta vẫn qua lại mua bán với người có scandal lớn và uy tín sụt giảm nặng nề như Ann Freedman. Hãy xem Made You Look để có cảm nhận riêng nhé.

Vợ chồng tỷ phú Domenico và Eleanore De Sole cùng Ann Freedman, giám đốc phòng tranh Knoedler

Điều khiến Made You Look hấp dẫn không chỉ là điều tra về vụ án tranh giả mà còn đào sâu vào tâm lý của những người trong cuộc. Làm thế nào họ có thể chấp nhận một thứ đáng ngờ như vậy? Cả những người mua sành sỏi như De Sole mà lại dễ dàng bỏ hàng đống tiền cho thứ không có nguồn gốc? Mà ý là bản thân ông đã sưu tầm rất nhiều tranh. Tại sao người ta vẫn qua lại mua bán với người có scandal lớn và uy tín sụt giảm nặng nề như Ann Freedman. Hãy xem Made You Look để có cảm nhận riêng nhé.

Đây hoàn toàn là một bộ phim đáng để xem dành cho những bạn yêu nghệ thuật và muốn hiểu sâu hơn về thế giới này. Sau cùng khi đến cuối bộ phim, người xem sẽ tìm được câu trả lời cho 3 câu hỏi :

  1. Quá trình tạo nên một bức tranh giả ?
  2. Vì sao những bức tranh này qua mắt được rất nhiều chuyên gia ?
  3. Ai là người đứng sau tất cả ?

5. TIM’S VERMEER (2013)

Đạo diễn: Teller

Các nhà sản xuất: Farley Ziegler, Penn Jillette

Nhà phát minh người Mỹ Tim Jenison với sự trợ giúp của hoạ sĩ Hockney đã tìm ra được: Johannes Vermeer, danh hoạ Hà lan lẫy lừng (Thế Kỷ 17) đã vẽ tất cả các bức tranh của mình bằng quang học (dùng thấu kính, rồi chỉ việc tô lại, thêm mầu)

Bộ phim đi sâu vào phân tích kỹ thuật vẽ tranh mang tính cách mạng của họa sĩ người Hà Lan thế kỷ 17, Johannes Vermeer.

Jenison bắt đầu cùng đoàn làm phim của mình, tìm hiểu trong 5 năm để tự trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào họa sĩ Johannes Vermeer có thể tạo ra các tác phẩm hội họa như những bức ảnh thực tế từ hơn một thế kỷ trước, trước cả khi phát minh ra máy ảnh?”

Trong quá trình làm phim, Tim Jenison đã cố gắng chứng minh rằng Vermeer đã sử dụng thiết bị quang học giúp cho việc vẽ tranh bằng cách ông tạo dựng lại bối cảnh bức tranh “Buổi học nhạc” 1664 và làm theo như những gì phỏng đoán khi dành tới 130 ngày để vẽ ra một tác phẩm tương tự như cách Vermeer đã làm.

Tim Jenison có thể dùng máy sao chép các chi tiết, nhưng không tài nào truyền lại được sự bí ẩn – cái linh hồn trong tranh Vermeer. Đó mới là cái làm nên giá trị của hội hoạ lớn. Nhìn từ một khía cạnh khác, những nghiên cứu như của Tim Jenison là có ích bởi chúng cho thấy khoa học và kỹ thuật có thể bổ sung, hỗ trợ, thậm trí là cần thiết cho nghệ thuật nhưng không thay thế được nghệ thuật. Khoa học không lý giải được bí ẩn của thiên tài, không giải thích được cảm giác về sự siêu phàm xuất hiện khi thưởng thức một kiệt tác.

SAIGON 4.2024

Bài viết được tổng hợp và biên tập bởi Annam Gallery.
Bản quyền thuộc về Annam Gallery.

Thứ 2 ‒ Chủ nhật: 09:00 ‒ 20:00

50.000 VND/người

Địa chỉ: 371/4 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: +84 357 825 800
Email: info@annamgallery.com