NHỮNG CÁCH TREO TRANH TẠI GALLERY.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT.

Cách treo tranh tại mỗi kỳ Annam Art Fair (AAF) và cách treo tranh trong mỗi triển lãm đều có tên gọi và nguồn gốc khác nhau.

Với ANNAM ART FAIR (AAF) hình thức treo tranh này có vẻ khá giống với các cửa hàng bán tranh trên những con phố nổi tiếng về tranh ảnh. Nhưng trên thực tế, nó đã có mặt từ hơn 2 thế kỷ trước.

Tranh vẽ hay các tác phẩm nghệ thuật được treo, trưng bày chồng chất lên nhau từ sàn lên trần (khái niệm này gọi là “skying”), cách trưng bày này được lấy cảm hứng và tương tự như những căn phòng trưng bày những tiêu bản tại gia với tên gọi “Cabinets of curiosities”. (Những tủ đồ thú vị). Với cách bày trí này, người xem sẽ đứng ở trung tâm căn phòng và đưa mắt nhìn ra xung quanh để đánh giá, so sánh nhiều tranh với nhau trong cùng một khung nhìn.

Cabinets of curiosities”. (Những tủ đồ thú vị) là những bộ sưu tập chứa đựng các hiện vật, đồ trang trí và những thứ thú vị khác, thường phản ánh sở thích và khám phá của chủ nhân. Trong lịch sử, chúng từng là cách để thể hiện tri thức và sự khám phá của con người về thế giới xung quanh. Gần đây, thuật ngữ này cũng có thể được dùng trong nghệ thuật và văn hóa để chỉ những nơi trưng bày hoặc khám phá những điều kỳ diệu và bí ẩn trong cuộc sống.

Cho tới những năm 1930s tại New York, giáo sư Alfred Barr – giám đốc / giám tuyển đầu tiên của MoMA, đã có một phát minh làm thay đổi toàn bộ mối quan hệ giữa người xem và tác phẩm. Kể từ triển lãm tranh Van Gogh gây tiếng vang năm 1935, Alfred Barr đã thiết lập phong cách bày tranh mới, trong đó mỗi tác phẩm đều được bày ngang tầm mắt của một người có chiều cao trung bình, với khoảng dãn cách vừa đủ, treo trên nền tường sơn màu trắng hoặc trầm.

Phong cách này được gọi là “hộp trắng” (“white cube”) mà hiện tại còn đang rất phổ biến trong hầu hết bảo tàng và gallery thường gặp và đây cũng là phòng cách mà mỗi lần triển lãm tại ANNAM vẫn hay dùng. Ngoài việc để tranh và tượng vào một khoảng không gian riêng để người xem có thể chiêm ngưỡng , thì cách bày trí này còn tạo ra cơ hội xâu chuỗi chúng lại thành một mạch nội dung xuyên suốt cho toàn triển lãm.

Đây cũng là cách treo tranh giúp GIÁM TUYỂN có thêm một vai trò chủ chốt nhất là xâu chuỗi các tác phẩm đơn lẻ thành một câu chuyện có chủ đề. Ngoài những việc như được thuê để trông coi, bảo quản, kiểm kê và lên danh mục cho các bộ sưu tập ở cách treo “Skying”.

Tùy theo từng nhu cầu, mong muốn cho mỗi đợt sự kiện sẽ có cách treo khác nhau.

Với Skying, cách treo này đáp ứng được số lượng, phục vụ cho việc buôn bán, chia sẻ, so sánh và tận dụng không gian..

Với White Cube, cách treo này đáp ứng cho nhu cầu thưởng lãm, chiêm ngưỡng, chiêm nghiệm tạo cho tranh và các tác phẩm nghệ thuật có những không gian riêng nhất định để tỏa sáng, nhưng vẫn nằm trong vòng tròn câu chuyện được xâu chuỗi của sự kiện.

SAIGON 3.2025

Bài viết được tổng hợp và biên tập bởi Annam Gallery.
Bản quyền thuộc về Annam Gallery.

Thứ 2 ‒ Chủ nhật: 09:00 ‒ 20:00

50.000 VND/người

Địa chỉ: 371/4 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: +84 357 825 800
Email: info@annamgallery.com