NHỮNG BỨC TRANH CÓ DẤU ĐẠI NAM CAO ĐẲNG MỸ THUẬT HỌC ĐƯỜNG.

“大南高等美術學堂” – ĐẠI NAM CAO ĐẲNG MỸ THUẬT HỌC ĐƯỜNG, ÉCOLE SUPÉRIEURE DES BEAUX-ARTS DE I’INDOCHINE”

8 chữ “Đại Nam Cao đẳng Mỹ thuật học đường” đóng lên tranh in khắc gỗ trên giấy dó của thầy trò trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Tại sao không là Đông Dương (Cao đẳng Mỹ thuật học đường) mà là Đại Nam, nếu bàn một chút về cách gọi tên trường khá lạ này, có thể nghĩ rằng họa sĩ Nam Sơn và các họa sĩ khóa đầu Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã nghiêng nặng về tinh thần quốc gia, chọn cách dịch sang chữ Hán không sát với tên gọi chính thức (Ecole des Beaux-Arts de I’Indochine). Dùng chữ Đại Nam với nghĩa quốc hiệu trong dấu triện hàm ý xác định nguồn gốc. Dù đúng sai ra sao, thì con dấu “Đại Nam Cao đẳng Mỹ thuật học đường” vẫn là một vết tích lý thú cần được tìm hiểu kỹ hơn.

Ngoài bức tranh của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn ( 1890-1973), Lê Phổ (1907-2001), Mai Trung Thứ (1906 – 1980), Nguyễn Tường Tam (1906 – 1963) dưới bút hiệu Nhất Linh, còn thấy trên bức tranh khắc gỗ Bến thuyền sông Hồng (1931) của An Sơn Đỗ Đức Thuận (1898 – 1970) và một bức của Đặng Trần Cốc, (1901 – ?) sinh viên khóa 2 cùng khóa với các họa sĩ như Thang Trần Phềnh, Tô Ngọc VânĐỗ Đức Thuận.

Cùng xem qua các bức tranh có đóng triện 8 chữ “大南高等美術學堂” – ĐẠI NAM CAO ĐẲNG MỸ THUẬT HỌC ĐƯỜNG, ÉCOLE SUPÉRIEURE DES BEAUX-ARTS DE I’INDOCHINE”

 

Paysanne du Delta tonkinois

PAYSANNE DU DELTA TONKINOIS (THÔN NỮ/THÔN PHỤ BẮC KỲ)

Họa sĩ: Đặng Trần Cốc (1901 – ?)

Kích thước: 110.63,5cm

Chất liệu:  Tranh in khắc gỗ trên giấy dó.

Đặng Trần Cốc là sinh viên khóa 2 cùng khóa với các họa sĩ Thanh Trần Phềnh, Tô Ngọc VânĐỗ Đức Thuận.

Trên tranh có con dấu 大南高等美術學堂 (Đại Nam Cao Đẳng Mỹ Thuật Học Đường) cùng dòng chữ Signature of Headmaster Victor Tardieu as a gift to Mr and Mrs Reynard, French Minister of Colonies. (Hiệu trưởng Victor Tardieu làm quà tặng ông bà Reynard, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp.)

Bộ sưu tập tư nhân.

Cò Cá

CÒ CÁ

Họa sĩ: Nguyễn Nam Sơn (1890-1973).

Kích thước: 76.49cm

Chất liệu: In khắc gỗ trên giấy, kiểu tranh kakemono của Nhật Bản.

Bản in khắc gỗ này có ba con dấu:
大南高等美術學堂 (Đại Nam Cao Đẳng Mỹ Thuật Học Đường)
阮文壽 (Nguyễn Văn Thọ)
蘇玉雲 (Tô Ngọc Vân).

Bộ sưu tập tư nhân.

Bến thuyền sông Hồng

BẾN THUYỀN SÔNG HỒNG

Họa sĩ: Đỗ Đức Thuận (1898-1970).

Kích thước: 48.43,5cm

Chất liệu:  Tranh in khắc gỗ trên giấy dó.

4 chữ “安山杜子” (An Sơn Đỗ Tử) cùng con dấu 大南高等美術學堂 (Đại Nam Cao Đẳng Mỹ Thuật Học Đường)

Bộ sưu tập tư nhân.

Danseuse aux musiciens.

DANSEUSE AUX MUSICIENS (VŨ CÔNG CÙNG NHẠC CÔNG – 1929)

Họa sĩ: Lê Phổ (1907-2001) 

Kích thước:  244,5.98 cm (lớp bồi 422.150 cm). Mặt sau có tem Tam-Thổ Bối Chánh.

Chất liệu: Màu nước bằng bột màu trên giấy

Có chữ ký LÊ PHỔ – HANOI phía dưới bên trái và chữ ký cùng con dấu 大南高等美術學堂 (Đại Nam Cao Đẳng Mỹ Thuật Học Đường) phía dưới bên Phải.

Tranh từng tham gia tạị:

Năm 1930, Triển lãm Hàng hải, Thuộc địa Quốc tế và nghệ thuật Flemish, Antwerp, Bỉ (tháng 4-tháng 10)
Năm 1931, Triển lãm Thuộc địa Paris, Vincennes (6 tháng 5 – 15 tháng 11)
Năm 1934, Liên hoan nghệ thuật thuộc địa quốc tế lần thứ hai, Naples (tháng 10)
Năm 1955 Được trao tặng cho Musée du Quai Branly – Jacques Chirac, Paris.

Bộ sưu tập của Musée du Quai Branly – Jacques Chirac, Paris.

Mandarin et une femme à genou

L’ADIEU (LỜI VĨNH BIỆT  – 1929)

Họa sĩ: Mai Trung Thứ (1906 – 1980)

Kích thước: 243,5×98 cm (kakemono 435 × 147 cm)

Chất liệu: Màu nước bằng bột màu trên giấy

Có chữ ký MAI TRUNG THU – HANOI phía dưới bên trái và chữ ký cùng con dấu 大南高等美術學堂 (Đại Nam Cao Đẳng Mỹ Thuật Học Đường) phía dưới bên Phải.

Tranh từng tham gia tạị:

Năm 1930, Triển lãm Hàng hải, Thuộc địa Quốc tế và nghệ thuật Flemish, Antwerp, Bỉ (tháng 4-tháng 10)
Năm 1931, Triển lãm Thuộc địa Paris, Vincennes (6 tháng 5 – 15 tháng 11)
Năm 1934, Liên hoan nghệ thuật thuộc địa quốc tế lần thứ hai, Naples (tháng 10)
Năm 1955 Được trao tặng cho Musée du Quai Branly – Jacques Chirac, Paris.

Bộ sưu tập của Musée du Quai Branly – Jacques Chirac, Paris.

Les conseils de la bonzesse

“LES CONSEILS DE LA BONZESSE” (NHỮNG LỜI KHUYÊN CỦA NI CÔ)

Họa sĩ:  Nguyễn Tường Tam (1906 – 1963) dưới bút hiệu Nhất Linh.

Kích thước: 73.45,5cm.

Chất liệu: Tranh in khắc gỗ trên giấy dó.

Con dấu 大南高等美術學堂 (Đại Nam Cao Đẳng Mỹ Thuật Học Đường) cùng dòng chữ “souvenir de l’école des beaux-arts / V.Tardieu”. (ký ức trường mỹ thuật / V.Tardieu?!)

Trên góc phải phía trên có hai dòng lạc khoản viết bằng chữ Nôm, được hai nhà nghiên cứu là Lâm Hán Thành và Lam Điền đọc ra.

Đó là bốn câu lục bát:

Việc chi mưa Sở gió Tần
Lấy chồng phải gánh giang sơn nhà chồng
Trăm năm cho vẹn chữ tòng
Lòng nào lòng nỡ phụ lòng ấy vay.

Bộ sưu tập tư nhân.

 

 

SAIGON 1.2024

Bài viết bởi Annam Gallery.
Bản quyền thuộc về Annam Gallery.

Thứ 2 ‒ Chủ nhật: 09:00 ‒ 20:00

50.000 VND/người

Địa chỉ: 371/4 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: +84 357 825 800
Email: info@annamgallery.com