Mar 25 2024 - Mar 25 2024

CÁI CHẠM NHẸ

Date
  • Mar 25 2024 - Mar 25 2024

Location

Triển lãm cá nhân “Cái chạm nhẹ” của hoạ sĩ Vũ Trung | The Gentle Touch

Khai mạc: Thứ sáu ngày 05/04/2024 lúc 6:30pm

Ngày: 06/04/2024 đến ngày 05/05/2024

Giờ mở cửa: Thứ 2 ‒ Chủ nhật | 09:00AM ‒ 08:00PM.

Vé tham quan: 50.000 VND/người.

Annam Gallery và Giám tuyển Đào Mai Trang thân mời khán giả cùng khám phá triển lãm “Cái chạm nhẹ” của hoạ sĩ Vũ Trung. Triển lãm trưng bày hơn 20 tác phẩm, gồm các sáng tác trên chất liệu sơn mài.

Làm được một thứ gì khác, khác với chính mình của trước đó, phải là một nhu cầu nội tại của người sáng tạo. Điều này đối với Vũ Trung trở nên rõ ràng hơn kể từ sau chuyến tham quan và trải nghiệm ba tháng tại Trường Mỹ thuật Quốc gia Pháp ở thủ đô Paris (the Ecole nationale des Beaux Arts in Paris), nhờ giải Nhất cuộc thi sáng tác mỹ thuật Ánh mắt trẻ (Jeunes Regards), do Tổng lãnh sự Pháp tại TP Hồ Chí Minh và Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức, năm 2005. 

Chuyến đi đó giúp anh nhận ra, có những thành tựu nghệ thuật sơn mài mà khi ở trong nước, chúng ta thấy thật cao vợi nhưng khi đi ra với thế giới quá rộng lớn của nghệ thuật, những cao vợi ấy dường như chưa lưu dấu gì đáng kể. Chính vì thế, điều duy nhất có thể làm là quay trở lại thế giới nội tâm mênh mông trong chính mình để tiếp tục khám phá và bày tỏ những điều thu lượm được thông qua nghệ thuật, để mỗi lần khám phá là một lần thấy những mới mẻ, thay đổi của chính mình, và cũng là thay đổi trong sáng tạo của mình. Vậy là yên tâm với chính mình, các chuyện khác nếu đến thì đều là chuyện bên ngoài mình, không thể tự quyết hay tự huyễn hoặc.

Nhìn thoáng qua, sơn mài của Vũ Trung không phải là nơi trình hiện những đổi thay ngoạn mục, hiển lộ trước mắt. Có chăng là thay đổi về khuôn khổ của tấm vóc, từ vuông vức sang tròn, hoặc gấp góc. Những thay đổi này cũng là từ chính anh với mong muốn thử thách khả năng quán xuyến trường không gian khác do ảo ảnh tạo nên từ hình tròn của tấm vóc, như rộng dài và sâu thẳm hơn đến vô tận, khác với vuông vức, góc cạnh của vóc chữ nhật hay hình vuông, gợi sự hữu hạn. Từ đây, nhịp điệu của màu và nét cũng được chuyển hóa, khoáng hoạt và bay bổng hơn.

Sơn mài của Vũ Trung có nhiều sắc độ của hai màu xanh dương, xanh lục, đặc biệt là xanh dương. Màu xanh này lúc như một bảng nền, lúc như một sự điểm trang trên bề mặt loang lổ ghi xám. Sử dụng kỹ thuật sơn mài hoàn toàn theo lối truyền thống, nhưng Vũ Trung phá hết mảng và hình, để sự pha hòa tự nhiên, giữa sơn ta và các lớp màu chồng lấp nhau, rồi dần được hiển lộ nhờ nét mài, tạo nên những không gian ngoài mọi dữ liệu. Từ đó, những phông cảnh gợi nhắc khoảnh khắc trong tự nhiên ở đâu đó hiện ra trước mắt người xem, có thể là rừng cây, bóng nước, vạt cỏ và hoa dại, cũng có thể chỉ là ảo ảnh hòa trộn thật và mơ khiến ta thấy quen mà lạ. Nhìn kỹ hơn vào từng điểm màu, người xem sẽ không khó để nhận ra phía sau đó là những điểm màu khác, gợi nét khác, khuyến khích trí tưởng tượng của mỗi người để tự mở ra những vùng không ảnh mới.

Điểm thú vị trong sơn mài của Vũ Trung là không “vàng son”. Từ khi còn là sinh viên, anh đã chọn không sử dụng vàng quỳ, nền son đỏ và vỏ trứng. Tuy nhiên, có một cơ may là theo thời gian, nguyên liệu màu khoáng cho sơn mài theo lối truyền thống ngày càng phong phú, tạo điều kiện cho mọi họa sĩ chủ động hơn trong việc thể nghiệm bảng màu của riêng mình.

Trong quá trình học hỏi và thực hành nghệ thuật, Vũ Trung cũng đã nhiều lần thử thoát ra khỏi hấp lực của sơn mài cũng như thử thoát khỏi những thách thức đến khó chịu của nó dành cho cá nhân anh (hoặc đây là điều mà anh tự tưởng tượng) trong việc đi qua giới hạn của sự quen thuộc, chán nản. Anh thực hành nghệ thuật sắp đặt, vẽ tranh sơn dầu, đôi lúc không làm gì theo kiểu mặc kệ bản thân và sơn mài một thời gian. Nhưng cuối cùng, sơn mài vẫn là nơi duy nhất khiến anh cảm thấy bình tâm khi đi cùng. Sự bình tâm ấy đã phần nào được thể hiện trong từng nét, từng điểm màu trên tranh của anh, tạo nên những khoảng lặng thi vị trước mắt mỗi người xem. 

Không diễn giải hay kể tả, mỗi bức sơn mài của Vũ Trung như là phân mảnh từ một hiện thực huyền ảo mà họa sĩ muốn thể hiện, ở đó chứa đựng nguồn năng lượng thẩm mỹ chờ người xem tiếp nhận, cộng hưởng và cùng tạo nên những huyền ảo khác.

 

Đơn vị giám tuyển 

Đào Mai Trang có nhiều năm theo dõi thực tế đời sống nghệ thuật thị giác ở Việt Nam, thông qua công việc biên tập viên chuyên mục Mỹ thuật-Kiến trúc của Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, cơ quan nghiên cứu, thông tin lý luận về văn hóa nghệ thuật đất nước, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Điều kiện thuận lợi này cộng với tình cảm riêng dành cho mỹ thuật, chị đã đầu tư nhiều thời gian cho công việc nghiên cứu và viết về mỹ thuật Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau: bài báo, tiểu luận nghiên cứu, chuyên khảo… Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu: Tiểu luận Nguyễn Đỗ Cung là hương của đất, in trong sách “Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung” (chủ biên: Nguyễn Hải Yến, Nhà xuất bản Mỹ thuật, 2022); Lưu Công Nhân và Hội họa (Nhà xuất bản Thế giới, 2022); A Journey through Vietnamese Art (two volumes), Salon Saigon, Trails of Indochina (2018); Họa sĩ Khóa Kháng chiến (1950 – 1954), Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, 2017); A Love that Lingers: A Glance at the Arts of Vietnam, trong Vietnam: New winds, contemporary artists from Vietnam, Imago Mundi, Luciano Benetton Collection (ba ngữ: tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Việt, FABRICA, Italy, 2015). 

Chị đặc biệt dành mối quan tâm cá nhân cho các nghệ sĩ trẻ của Việt Nam, nghiên cứu điều kiện, môi trường làm việc của họ cũng như hành trình nghệ thuật của một số nghệ sĩ mà chị cho là có tiềm năng. Chị là biên tập viên khách mời của Art Republik Vietnam (số 5 và số 6), tạp chí song ngữ Việt-Anh duy nhất về nghệ thuật thị giác ở Việt Nam hiện nay.

_______________________

To craft something anew, divergent from one’s former self is an innate longing within the soul of the creator. This became evident to Vu Trung following his three-month visit and experience at the Ecole nationale des Beaux Arts in Paris, the capital of France, after winning the first prize in the Jeunes Regards art creation contest, organized jointly by the Consulate General of France in Ho Chi Minh City and the Vietnamese Fine Arts Association in 2005.

That journey helped him realize that there are artistic achievements in lacquer art that, while revered at home, seem insignificant when confronted with the vast world of art. Therefore, the only thing to do is to return to the vast inner world within himself to continue exploring and expressing what he has gathered through art. For him, each exploration is a fresh discovery, a change within himself, and also a change in his creativity. Thus, he finds peace with himself; anything else that comes is external, beyond his control or imagination.

At first glance, Vu Trung’s lacquer art may not reveal significant, immediate changes. Perhaps it’s about changes in the framework of the form, from square to round, or angular. These changes also stem from within him, with a desire to challenge the ability to traverse different spatial dimensions created by illusions stemming from the circular form of the canvas, like extending further and deeper into infinity, contrasting with the angular, finite edges of rectangular or square shapes, evoking a sense of limitation. From here, the rhythm of color and strokes is also transformed, becoming more fluid and expansive.

Vu Trung’s lacquer art features various shades of blue and green, especially blue. This color sometimes serves as a background, sometimes as an embellishment on the shimmering gray surface. Using the traditional lacquer technique, Vu Trung disrupts all forms and shapes, allowing for a natural blending between the lacquer and overlapping layers of color, gradually revealed through the strokes, creating spaces beyond any known data. Thus, scenic backgrounds evoke moments in nature somewhere, appearing before the viewer’s eyes—whether it be forests, shadows of water, patches of grass and wildflowers, or perhaps just a blend of real and dreamlike illusions that feel both familiar and strange. Upon closer inspection of each color point, viewers will easily discern behind them other hues, suggesting different outlines, encouraging the imagination of each individual to unveil new uncharted territories.

The intriguing aspect of Vu Trung’s lacquer art is the absence of “gold”. Since his student days, he chose not to use gold leaf, red lacquer base, or eggshell. However, over time, the variety of mineral color materials for traditional lacquer painting has become richer, providing opportunities for every artist to experiment with their own color palette.

In the process of learning and practicing art, Vu Trung has often attempted to break free from the allure of lacquer as well as the challenges and discomforts it presents to him personally (or perhaps this is something he imagines) in crossing the boundaries of familiarity, boredom. He has experimented with art installation, oil painting, sometimes doing nothing in a manner that disregards himself and lacquer for a while. Yet, in the end, lacquer remains the sole place where he finds inner peace. That tranquility is somewhat expressed in every stroke, every hue on his canvases, creating moments of serene contemplation before the eyes of each viewer.

Without explanation or narration, each lacquer painting by Vu Trung is like a fragment from a surreal reality that the artist wishes to portray, containing aesthetic energy waiting for viewers to receive, resonate, and co-create other fantasies.

 

Sincerely,

Dao Mai Trang

 

About the artist Vu Trung

Vu Trung (b.1981), whose real name is Vu Duc Trung, currently lives and works in Hanoi. He has had a passion for literature since childhood rather than painting. It was only in the final year of high school that he decided to study painting and applied to the Hanoi University of Industrial Fine Arts. Although studying in a dynamic environment, many of his peers quickly found employment while still in school, Vu Trung always felt detached from such circumstances. He chose to pursue a master’s degree in fine arts as a way to carve out time for contemplating his path. Ultimately, he realized that accompanying lacquer painting was the only thing he could excel at, at least for himself.

The steadfast path of Vu Trung’s own journey has captivated an American gallery owner for years;  he is one of the two lacquer artists whom she adamantly seeks out every time she returns to Hanoi, in search of fresh flavors of contemporary Vietnamese art to showcase at the annual Asian Art Fair in London. in the capital city of London. His paintings have attracted attention from domestic contemporary art spaces such as The Factory in the past, the Vincom Center for Contemporary Art, and most recently, the Gate Gate Gallery, a new contemporary art space in Hanoi, initiated by a group of young Vietnamese 

About the curator

Dao Mai Trang has spent many years observing the reality of visual art life in Vietnam through her work as the editor of the Fine Arts-Architecture section of the Culture and Arts Magazine, a research and information agency on the country’s culture and arts, under the Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam. This favorable condition, combined with her personal affection for art, has led her to invest a lot of time in researching and writing about Vietnamese art in various forms: articles, research essays, monographs, etc. Some notable works include: The essay “Nguyen Do Cung is the fragrance of the land” printed in the book “Painter Nguyen Do Cung” (edited by Nguyen Hai Yen, Fine Arts Publishing House, 2022); “Luu Cong Nhan and Painting” (World Publishing House, 2022); “A Journey through Vietnamese Art” (two volumes), Salon Saigon, Trails of Indochina (2018); “Class of Resistance War Painting (1950 – 1954),” Fine Arts Publishing House, Hanoi, 2017); A Love that Lingers: A Glance at the Arts of Vietnam in Vietnam: New winds, contemporary artists from Vietnam, Imago Mundi, Luciano Benetton Collection (in three languages: Italian, English, Vietnamese, FABRICA, Italy, 2015).

She particularly pays attention to young artists in Vietnam, researching their working conditions, environments, and the artistic journey of some artists she deems to have potential. She is a guest editor of Art Republik Vietnam (issues 5 and 6), the only bilingual Vietnamese-English art magazine on visual arts in Vietnam today.

CÁI CHẠM NHẸ

batch_P1234735
batch_P1234714
batch_P1245070
batch_P1234720
batch_P1234733
batch_P1234738
batch_P1234723
batch_P1245073
batch_P1234742
batch_P1245114
batch_P1245139
batch_P1245083
batch_P1245150
batch_P1245141
batch_P1245202
batch_P1245219
batch_P1245068
batch_P1245153
batch_P1234735 batch_P1234714 batch_P1245070 batch_P1234720 batch_P1234733 batch_P1234738 batch_P1234723 batch_P1245073 batch_P1234742 batch_P1245114 batch_P1245139 batch_P1245083 batch_P1245150 batch_P1245141 batch_P1245202 batch_P1245219 batch_P1245068 batch_P1245153

Thứ 2 ‒ Chủ nhật: 09:00 ‒ 20:00

50.000 VND/người

Địa chỉ: 371/4 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: +84 357 825 800
Email: info@annamgallery.com